Thuyết kiến tạo là gì?
Thuyết kiến tạo về cơ bản là một lý thuyết – dựa trên quan sát và nghiên cứu khoa học – cách người học tham gia vào quá trình học. Các thành viên tham gia lớp học xây dựng sự hiểu biết và kiến thức của riêng họ về thế giới, thông qua trải nghiệm mọi thứ và suy ngẫm về những kinh nghiệm đó. Khi gặp một điều gì mới, chúng ta phải dung hòa nó với những ý tưởng và kinh nghiệm trước đây, có thể thay đổi những gì chúng ta tin tưởng, hoặc có thể loại bỏ thông tin mới vì không liên quan. Trong mọi trường hợp, chúng ta là những người tích cực tạo ra kiến thức của riêng mình. Để làm được điều này, chúng ta phải đặt câu hỏi, khám phá và đánh giá những gì chúng ta biết.
Trong lớp học, quan điểm kiến tạo về học tập có thể hướng tới một số phương pháp giảng dạy khác nhau. Theo nghĩa chung nhất, là khuyến khích người học sử dụng các kỹ thuật tích cực (thí nghiệm, giải quyết vấn đề trong thực tế) để tạo ra nhiều kiến thức hơn, sau đó phản ánh và nói về những gì người học đang làm và sự hiểu biết của họ đang thay đổi như thế nào. Giảng viên đảm bảo rằng, họ hiểu các quan niệm tồn tại từ trước của người học, hướng dẫn hoạt động giải quyết chúng và sau đó xây dựng chúng.
Giảng viên theo trường phái kiến tạo khuyến khích người học liên tục đánh giá hoạt động đang giúp họ hiểu như thế nào. Bằng cách đặt câu hỏi về bản thân và các chiến lược của họ, người học trong lớp học kiến tạo lý tưởng trở thành “những người học chuyên nghiệp”. Điều này mang lại cho họ những công cụ ngày càng mở rộng để tiếp tục học hỏi. Với một môi trường lớp học được quy hoạch tốt, người học được HỌC CÁCH HỌC.